Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng có cơ hội cực lớn trước CMCN 4.0 này

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang được hình thành từ cách mạng 3.0 và có tốc độ nhanh hơn nhiều so với những gì nhân loại từng thấy. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

 

Các mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Việt Nam tuy là nước đi sau, nhưng có thể kế thừa những thành tựu của thế giới và nếu chúng ta nỗ lực, sẽ sớm có đủ điều kiện để thực hiện cách mạng.

 

Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng có cơ hội cực lớn trước CMCN 4.0 này.Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ là một giải pháp để cải thiện khả năng cung ứng hàng hóa của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế và công nghệ, Việt Nam sẽ có Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhưng không phải muốn tự nhiên mà có, mà sẽ bị cuốn theo bởi các nền kinh tế, thị trường đang nhập thô sản phẩm, nhiên liệu cho đến công nghệ từ Việt Nam.Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

 

Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ doanh nhân học hỏi, ứng dụng qua việc đưa thành tựu, sản phẩm, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam và đưa doanh nhân, quản lý Việt Nam ra nước ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ mạnh về chính sách miễn, giảm thuế, cho vay ưu đãi… cho các doanh nghiệp làm cách mạch công nghiệp 4.0. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng CMCN 4.0 cũng tạo ra những thách thức lớn cho Việt Nam. Điều dễ thấy nhất đó chính là tình trạng thiếu việc làm khi robot, trí tuệ nhân tạo làm thay con người trong một số ngành nghề. Do đó Chính phủ phải tái cơ cấu lại nền kinh tế và hệ thống phúc lợi xã hội để phù hợp với thực tiễn mới.

Doanh nghiệp cần chủ động hơn để hội nhập và thích ứng với CMCN 4.0!

VITIC tổng hợp và phân tích